Chuyên in thiệp cưới, thiệp chúc mừng, card visit, Tem Nhãn Decal

Cart
in thiệp cưới đẹp giá rẻ đồng xoài, bình phước khánh huyền

Chương trình lễ Đính hôn có những gì và diễn ra như nào?

08/09/2024 Mr: Huy

Lễ đính hôn là gì?

Hay còn gọi là Đám hỏi, có nơi gọi là lễ Bỏ trầu cau hoặc lễ ăn hỏi. Đây là một trong những nghi thức truyền thống hôn nhân của người Việt Nam, là một lễ quan trọng có tính quyết định đến đám cưới, mục đích là thông báo việc hứa hứa gả giữa hai họ nhà trai và nhà gái rằng: Con gái của tôi sắp trở thành vợ sắp cưới của con trai nhà anh chị, chàng trai chính thức xin được làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.

Trong lễ Đính hôn, nhà trai mang lễ vật đến nhà gái. Nhà gái nhận lễ tức là chính danh công nhận việc gả con gái cho bên nhà trai, và kể từ lúc này, đôi trai gái có thể gọi nhau là vợ chồng sắp cưới, chỉ còn đợi ngày lạnh tháng tốt để tổ chức đám cưới và công bố với họ hàng, làng xóm, bàn bè.

Le-dinh-hon-la-gi

Hình ảnh cô dâu và chú rể sắp cưới tại lễ đính hôn. Photo by Quang Huy

Thành phần tham dự trong lễ ăn hỏi

Nhà trai gồm có: Chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình, bạn bè và một số thanh niên chưa vợ để bê mâm quả cưới. Số người bê mâm quả khoảng từ 3 đến 11 người.

Những lễ vật nào thường được chuẩn bị để mang đến nhà gái vào ngày lễ đính hôn?

Ngày xưa khi mang lễ vật đến nhà gái ngày đính hôn, nhà trai thường mang theo cặp bánh, một thứ bánh tượng trưng cho âm dương, cho trời đất như bánh chưng và bánh dày chẳng hạn. Ngày nay thay vì mang bánh chưng và bánh dày thì nhà trai thường sử dụng mâm quả bánh phu thê và bánh cốm để làm lễ vật đại diện cho âm và dương mang đến nhà gái. Bánh Phu Thê tương trưng cho dương và bánh cốm tượng trưng cho âm.

Bánh dùng trong lễ đính hôn thường được gói trong hộp giấy màu đỏ, hồng hoặc vàng. Ý nghĩa là thể hiện sự may mắn, vui mừng.

Ngoài cặp bánh ra thì nhà trai còn mang đến mâm quả trầu cau, thế nên ngoài tên gọi đính hôn thì một số nơi còn gọi là lễ bỏ trầu cau như phần đầu bài viết này giới thiệu.

 

le-trinh-sinh-pham-dinh-hon

Một số lễ vật được nhà trai mang đến nhà gái trong ngày đính hôn. Photo by Quang Huy

 

Lễ vật đính hôn cũng là để thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn giáo dục cha mẹ của gái, và nói theo cách xưa là nhà trai bỗng dưng được thêm người con, nhà gái thì ngược lại. Ngoài ra các mâm quả lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.

Trình tự chương trình lễ Đính hôn

Đưa lễ vật đến nhà gái:

Tất cả các lễ vật mang đến nhà gái phải được sắp xếp gọn gàng và đẹp mắt, và nhất thiết phải được bày vào quả son thép hay còn gọi là mâm quả cưới có phủ vải đỏ bên ngoài. Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật. Những người tham gia đưa lễ vật đến nhà gái phải ăn mặt đẹp và lịch sự, quần áo chỉnh tề. Thông thường thì đoàn nhà trai trong quá trình đưa lễ sẽ dừng lại cách nhà gái khoảng 100 m để sắp xếp lại đội hình mang mâm quả lễ vật vào nhà gái.

Nhà gái đón nhà trai:

Khi đoàn nhà trai đến nhà gái, bố mẹ ông bà gia đình và một số thanh nữ chưa chồng sẽ ra đón, số nữ đón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm quả.

Nha-gai-tiep-don-nha-trai-le-dinh-hon

Nhà gái tiếp đón nhà trai trong buổi lễ gia tiên. Photo by Quang Huy

 

Nhà gái tiếp khách nhà trai:

Vì đây là một lễ quan trọng nên nhà gái cũng chuẩn bị chu đáo hơn lễ dạm ngõ. Tuy nhiên do nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới, nên khi nhà trai dẫn lễ ăn hỏi tới nhà gái, nhà gái thường trang trí gia tiên sang trọng và làm cơm thiết đãi. Trong lễ ăn hỏi các cô gái nhận mâm quả lễ và phải ăn mặc trang trọng, nghi thức trao nhận lễ và cũng nên trở thành nghi thức bắt buộc. Nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên.

Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa không được úp nắp lại. Cô dâu phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra, rồi cùng chú rể ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ, sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rót nước mời khách.

 

Dang-huong-gia-tien-le-dinh-hon

Vợ chồng sắp cưới dâng hương lên gia tiên trong lễ đính hôn. Photo by Quang Huy

 

Lại quả và biếu trầu

Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái cau trầu được nhà gái lại quả cho nhà trai một ít, phần còn lại được chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng đối ( với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắ)t ý nghĩa của tục này là sự loan báo cô gái đã có nơi có chỗ.

Trong lễ ăn hỏi hai họ sẽ cùng bạn bạc và định ngày cưới cho đôi trẻ, Đây là một ngày hệ trọng của đời người nên phải xem ngày giờ rất kỹ lưỡng từ trước. Người ta chọn ngày cưới là ngày có nhiều sao cát tinh như Thiên Hỷ, Thiên Đức, Nguyệt Đức... giờ cưới cũng luôn phải là giờ hoàng đạo. sau lễ ăn hỏi thì nhờ gái sẽ bắt đầu thách cưới nhà trai, và nhà trai sẽ biết được mình cần chuẩn bị những lễ vật gì, mâm quả cưới hiện đại như thế nào để mang đến nhà gái ngày rước dâu.

Trên đây, Thiệp Cưới Khánh Huyền chia sẻ đến bạn chương trình lễ đình hôn mà bên nhà gái và nhà trai cùng thực hiện, hi vọng rằng hai bạn sẽ lên kế hoạch để buổi lễ trọng đại của mình diễn ra một cách tốt đẹp.

Quý khách liên hệ tư vấn hoặc đặt in qua hotline hoặc Liên Hệ Đặt online ngay trên website.

Hotline:  0389 585 590 Mrs. Huyền
Email: inluadongxoai@gmail.com
Fanpage: Xưởng In Khanh Huyền
in thiệp cưới đẹp giá rẻ đồng xoài, bình phước khánh huyền